Học PLC nên bắt đầu từ đâu
Bài nói chuyện dành cho các bạn đang muốn học PLC nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào. Không mang nặng chuyên môn, chỉ hướng dẫn những vấn đề cơ bản cần thực hiện để có thể đến với lập trình PLC một cách hiệu quả nhất.
PLC là gì ?
PLC là viết tắt của Programmable Logic Controller (bộ điều khiển lập trình được). Dùng cho các ứng dụng điều khiển tự động, mà ở đó, quy trình hoạt động của một hệ thống, hay một nhóm thiết bị nào đó, được lập trình sẵn và lưu chương trình vào bộ nhớ của PLC. Bộ xử lý trung tâm (như bộ não của chúng ta) thực hiện điều khiển hoạt động của hệ thống gắn với nó thông qua chương trình đã được nạp. Tức là bộ xử lý trung tâm nhận tín hiệu từ ngoài vào sau đó xử lý và đưa các tín hiệu điều khiển tương ứng ra để thực hiện nhiệm vụ điều khiển nào đó. Việc này giúp giải phóng sức lao động rất nhiều, khi con người chỉ cần vài thao tác là có thể xử lý được khối lượng công việc khổng lồ. Vì vậy, PLC được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp và cả dân dụng.
Ví dụ về cơ chế hoạt động của PLC: cơ thể người, có não bộ là bộ xử lý trung tâm, các giác quan (thấy, nghe, nhìn, cảm nhận, phán đoán, linh cảm) đưa tín hiệu về não thông qua các sợ dây thân kinh. Não bộ nhận các thông tin này, và ra lệnh xử lý tương đến các cơ quan thực hiện hành động. như tay, chân, mắt miệng, v.v...Nguyên lý hoạt động của PLC hoàn toàn giống như vậy.
Vì yếu tố phổ biến của nó, việc hiểu biết PLC để có thể thực hiện các công việc liên quan được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng công nghệ điều khiển tự động hóa, robot như hiện nay. Đồng nghĩa với như cầu học tăng lên.
Nhưng lập trình PLC vốn chỉ là môn học dành cho khối ngành tự động, điện, hoặc có liên quan. Trong khi đó, đối tượng muốn hiểu biết về loại thiết bị này vượt ra ngoài ranh giới ngành nghề đó. Do vậy, bắt đầu từ đâu để tiếp cận PLC là câu hỏi của không ít người. Thậm chí, ngay cả các bạn sinh viên cũng rất mơ hồ về môn học này.
Vậy nên bắt đầu từ đâu?
Cái tên PLC đã nói lên nhiều điều. Programmable nghĩa tiếng Việt là lập trình được, tức là cần phải có kiến thức về lập trình và muốn đạt đến các kỹ năng cao hơn, thì kỹ năng lập trình cũng tăng theo. Tuy nhiên, lập trình PLC không giống với lập trình các ngôn ngữ cấp cao trong tin học. Vì lập trình PLC phải gắn liền với kiến thức về phần cứng, và các thiết bị điện, tự động hóa. Nghĩa là gì ?
Nghĩa là phải có kiến thức về mạch điện, về thiết bị, tín hiệu điều khiển,v.v....kết hợp với kiến thức chung về lập trình tin học mức độ cơ bản để hiểu về các khái niệm hàm, chương trình, chương trình con, dữ liệu, biến, v.v.
Từ thứ hai trong cái tên PLC là Logic. Logic là từ chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật số, nghĩa là cần kiến thức chung về kỹ thuật số, về lô gic. Logic theo nghĩa thông thường tức là trình tự, như ta thường nghe "suy luận có logic". Trong kỹ thuật số, logic dùng để diễn đạt các trạng thái và các hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp thông qua các ký hiệu như And, Or, Not, NAND. XOR. Các diễn đạt này dựa trên kỹ thuật thiết kế phần cứng, nơi mà các transitor được sử dụng để lưu giữ và chuyển đổi tín hiệu điện (vấn đề này đi sâu sẽ phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức).
Từ thứ ba là Controller. Controller nghĩa tiếng việc là bộ điều khiển, như vậy học PLC cuối cùng là học để làm việc với bộ điều khiển mà ở đó, người lập trình PLC sẽ biết cách để làm cho bộ điều khiển làm việc theo ý muốn. Lưu ý là nói đến điều khiển thì phải có đối tượng điều khiển. Đối tượng điều khiển ở đây là các thiết bị tạo ra "Công". Ví dụ, làm cho cái máy bơm hoạt động, thì máy bơm (hay mô tơ) chính là đối tượng điều khiển. Như vậy, cần phải hiểu về tính chất và nguyên lý hoạt động của các đối tượng điều khiển.
Hãy xem Controller như "tờ giấy trắng". Ta muốn nó thế nào, nó sẽ như thế đó.
Đến đây, bạn đã có thể hình dung được việc học PLC nên bắt đầu như thế nào rồi.
Có cần thiết phải mua PLC thật về phục vụ cho việc học không ?
Không. Hầu hết các hãng đều có phần mềm mô phỏng nên việc mua một bộ PLC thật là không cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể làm dự án trên PLC mô phỏng và chỉ cần PLC thật để kiểm tra hoạt động của hệ thống cũng như chương trình trước khi chạy thử và nghiệm thu.
Đối với các bạn chưa nhìn thấy PLC bao giờ, cũng có nhiều cách như đến chợ, đến các nhà máy, khu triễn lãm v.v... để xem nó như thế nào.
Đối với các bạn có tài chính dư giả, có hàng thật vẫn tốt hơn.
Xem thêm: Lập trình PLC cơ bản
Vì yếu tố phổ biến của nó, việc hiểu biết PLC để có thể thực hiện các công việc liên quan được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn cách mạng công nghệ điều khiển tự động hóa, robot như hiện nay. Đồng nghĩa với như cầu học tăng lên.
Nhưng lập trình PLC vốn chỉ là môn học dành cho khối ngành tự động, điện, hoặc có liên quan. Trong khi đó, đối tượng muốn hiểu biết về loại thiết bị này vượt ra ngoài ranh giới ngành nghề đó. Do vậy, bắt đầu từ đâu để tiếp cận PLC là câu hỏi của không ít người. Thậm chí, ngay cả các bạn sinh viên cũng rất mơ hồ về môn học này.
Vậy nên bắt đầu từ đâu?
Cái tên PLC đã nói lên nhiều điều. Programmable nghĩa tiếng Việt là lập trình được, tức là cần phải có kiến thức về lập trình và muốn đạt đến các kỹ năng cao hơn, thì kỹ năng lập trình cũng tăng theo. Tuy nhiên, lập trình PLC không giống với lập trình các ngôn ngữ cấp cao trong tin học. Vì lập trình PLC phải gắn liền với kiến thức về phần cứng, và các thiết bị điện, tự động hóa. Nghĩa là gì ?
Nghĩa là phải có kiến thức về mạch điện, về thiết bị, tín hiệu điều khiển,v.v....kết hợp với kiến thức chung về lập trình tin học mức độ cơ bản để hiểu về các khái niệm hàm, chương trình, chương trình con, dữ liệu, biến, v.v.
Từ thứ hai trong cái tên PLC là Logic. Logic là từ chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật số, nghĩa là cần kiến thức chung về kỹ thuật số, về lô gic. Logic theo nghĩa thông thường tức là trình tự, như ta thường nghe "suy luận có logic". Trong kỹ thuật số, logic dùng để diễn đạt các trạng thái và các hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp thông qua các ký hiệu như And, Or, Not, NAND. XOR. Các diễn đạt này dựa trên kỹ thuật thiết kế phần cứng, nơi mà các transitor được sử dụng để lưu giữ và chuyển đổi tín hiệu điện (vấn đề này đi sâu sẽ phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức).
Từ thứ ba là Controller. Controller nghĩa tiếng việc là bộ điều khiển, như vậy học PLC cuối cùng là học để làm việc với bộ điều khiển mà ở đó, người lập trình PLC sẽ biết cách để làm cho bộ điều khiển làm việc theo ý muốn. Lưu ý là nói đến điều khiển thì phải có đối tượng điều khiển. Đối tượng điều khiển ở đây là các thiết bị tạo ra "Công". Ví dụ, làm cho cái máy bơm hoạt động, thì máy bơm (hay mô tơ) chính là đối tượng điều khiển. Như vậy, cần phải hiểu về tính chất và nguyên lý hoạt động của các đối tượng điều khiển.
Hãy xem Controller như "tờ giấy trắng". Ta muốn nó thế nào, nó sẽ như thế đó.
Đến đây, bạn đã có thể hình dung được việc học PLC nên bắt đầu như thế nào rồi.
Có cần thiết phải mua PLC thật về phục vụ cho việc học không ?
Không. Hầu hết các hãng đều có phần mềm mô phỏng nên việc mua một bộ PLC thật là không cần thiết. Bạn hoàn toàn có thể làm dự án trên PLC mô phỏng và chỉ cần PLC thật để kiểm tra hoạt động của hệ thống cũng như chương trình trước khi chạy thử và nghiệm thu.
Đối với các bạn chưa nhìn thấy PLC bao giờ, cũng có nhiều cách như đến chợ, đến các nhà máy, khu triễn lãm v.v... để xem nó như thế nào.
Đối với các bạn có tài chính dư giả, có hàng thật vẫn tốt hơn.
Xem thêm: Lập trình PLC cơ bản
Thanks for visiting
plclinks.com - the links of love & passion - all about automation
Post a Comment