Tập lệnh S7-1200, S7-1500 - Nhóm Lệnh ladder bit logic
1. ---| |---: Tiếp điểm thường hở
Hình 1
Ví dụ trong hình trên: Chân I0.0 (tên có ghi trực tiếp trên PLC) kết nối với công tắc, và chân Q0.0 kết nối với đèn. I gọi là input để nhận tín hiệu vào, Q gọi là output để xuất tín hiệu ra.
Lúc này trong đoạn chương trình:
2. Tiếp điểm thường đóng: ---| / |---
Trong ví dụ trên, nếu ta đổi I0.0 sang ký hiệu thường đóng, công tắc vẫn kết nối như hình 1:
Lúc này, khi công tắc ở vị trí 0, tức là không có điện truyền đến chân I0.0, nên trạng thái bit I0.0 là 0 (xem lại bài dữ liệu), và trong đoạn lệnh, ký hiệu thường đóng, nghĩa là khi bít đó mang giá trị 0, nó cho phép dòng điện chạy qua, làm cho điện chạy từ trái qua phải, làm cho Q0.0 chuyển trạng thái lên 1, ngõ ra Q0.0 trở thành nguồn, làm đèn sáng. Khi công tắc bật sang 1, tiếp điểm I0.0 chyển thành hở và đèn tắt. Ta thấy nó ngược với trường hợp tiếp điểm thường hở, dù phần cứng kết nối không thay đổi.
Như vậy, trạng thái của bit là 0, không làm thay đổi trạng thái của tiếp điểm của bít đó trong network (tiếp điểm thường đóng sẽ luôn đóng, tiếp điểm thường hở sẽ luôn hở). Khi trạng thái của bít là 1, trạng thái tiếp điểm của bít đó trên network sẽ bị đổi( thường đóng chuyển sang ngắt mạch, thường hở chuyển sang đóng mạch.
3. Lệnh NOT --|NOT|--:
Có chức năng đảo ngược trạng thái bit nó nhận được và chuyển giá trị đảo ngược đó cho phần phía sau.
Trong đoạn chương trình này, Network3: tín hiệu ngõ vào I0.0 làm cầu nối chuyển mức trạng thái "1" đến cổng NOT. NOT nghịch đảo tín hiệu nhận được thành "0" và chuyển cho Q0.0 dẫn đến Q0.0 mất điện.
Trong network4: I0.0 chuyển trạng thái "0" đến NOT, NOT nghịch đảo tín hiệu này thành "1" và chuyển cho Q0.1 dẫn đến ngõ ra Q0.1 có điện.
4. Lệnh ngõ ra: ---( )---
Được sử dụng để thay đổi trạng thái của một bit nào đó dựa vào các điều kiện logic trong network. Ví dụ như trong network 4, bit Q0.0 sẽ chuyển trạng thái sang 1 nếu điều kiện bên trái Q0.0 đạt mức logic 1 (đường nối bên trái chuyển sang màu xanh)
5. Nghịch đảo ngõ ra: --( / )--
Tương tự như 4. nhưng lệnh này đổi nghịch đảo giá trị của Q0.0.
Như trong đoạn lệnh này, lúc này Q0.0 mang giá trị là 0:
Còn trong đoạn lệnh này, Q0.0 mang giá trị 1:
5. Lệnh reset ---( R )---:
Dùng để xóa giá trị của 1 bit nào đó về giá trị 0.
Trong đoạn lệnh này, ngay lúc này, Q0.0 mang giá trị 0, tức là ngõ ra mất điện, đèn tắt.
6. Lệnh set ---( S )---:
Để dưa giá trị của một bít lên 1 và duy trì giá trị này dù bên trái không còn giữ mức trạng thái 1.
Trong đoạn lệnh này, dù bên trái không có điện, nhưng lệnh set vẫn được duy trì và Q0.0 vẫn ở mức 1 và đèn vẫn sáng.
7. SET_BF
Dùng để set một chuỗi bít liên tiếp lên giá trị 1. Ví dụ có 8 bóng đèn được nối vào lần lượt Q0.0, Q0.1, đến Q0.7. Để cho 8 đèn đều sáng sau khi bật công tắc sang 1. Ta chỉ cần sử dụng lệnh SET_BF như sau:
Ban đầu, tất cả ngõ ra Q0.0 đến Q0.7 đều có giá trị 0, đèn tắt. Có thể quan sát ở network 2, byte QB0 mang giá trị 0.
Sau khi lệnh SET_BF được thực thi, toàn bộ giá trị ngõ ra từ Q0.0 đến Q0.7 đều có trạng thái là 1, byte QB0 lúc này mang giá trị FF tức là 255.
Tại sao FF = 255, tạm thời kiểm tra bằng cách mở biểu tượng máy tính số học lên, sau đó chọn chế độ "programmer"
Bấm chọn Hex. Sau đó bấm FF
Lúc này có thể thấy giá trị DEC = 255 chính là số trong hệ thập phân. Hoặc số Bin 1111 1111. Ta thấy 8 số 1 chính là vị trí của 8 bít và giá trị tại mỗi vị trí đang là 1.
8. RESET_BF: Tương tự SET_BF nhưng lệnh này để xóa giá trị về 0.
Xem bài kế: Xử lý tín hiệu analog
Post a Comment