Header Ads

Mạch điện cơ bản

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về các khái niệm và nguyên lý cơ bản tạo ra dòng điện. Bài này sẽ tập trung bàn về các ứng dụng đơn giản đầu tiên.

Như trên hình được gọi là một mạch điện. Một mạch điện gồm 03 phần chính là nguồn điện, dây dẫn và thiết bị tiêu thụ điện.

Dòng điện đi từ đầu nguồn bên này thông qua dây dẫn, qua thiết bị tiêu thụ điện về đầu nguồn bên kia tạo thành mạch kín. Nguồn điện cung cấp điện áp U có đơn vị là V (Volt - vôn), khi có mạch kín sẽ tạo ra dòng điện có cường độ I đơn vị là Ampe  - A. Dây dẫn và thiết bị tiêu thụ tạo ra một lực cản đối với dòng điện gọi là điện trở R có đơn vị là Ôm.

Theo định luật Ôm: U(V) = I(A) x R(Ôm).
Nói cách khác đặt vào hai đầu thiết bị có điện trở 1 Ôm, một điện áp 1 Vôn sẽ tạo ra dòng điện là 1 Ampe.

Các biến thể từ mạch điện cơ bản:
Mạch không có điều khiển

Mạch có điều khiển - công tắc

Phần mạch điện có hoạt động độc lập với các phần khác được gọi là mạch song song, phần mạch có liên quan và bị ảnh hưởng bởi phần mạch khác gọi là mạch nối tiếp.
Trên hình, phần mạch bên trên hoạt động độc lập với bên dưới. Khi công tắc đóng hay mở, chỉ có các thiết bị trong mạch dưới bị ảnh hưởng. Việc đóng, ngắt công tắc làm thay đổi trạng thái của mạnh điện có liên quan gọi là điều khiển. Điều khiển công tắc bằng thao tác trực tiếp công tắc đó được gọi là điều khiển bằng tay trực tiếp. Việc tác động thông qua tiếp điểm trung gian cũng được gọi là điều khiển bằng tay nhưng tác động gián tiếp.

Mạch có điều khiển bằng tay qua tiếp điểm trung gian


Thanks for visiting.
plclinks.com - the links of love and passion - all about automation. 






No comments

Powered by Blogger.